Tinh dầu được xem như một phương thuốc cho tất cả các loại bệnh từ các vấn đề về da đến các vấn đề về nâng cao sức khỏe tâm thần,... mà không gây nguy hiểm do có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Tinh dầu từ lâu đã trở thành một liệu pháp tự nhiên phổ biến trong việc làm đẹp và chữa bệnh. Tuy nhiên, các sản phẩm có nguồn gốc từ các loại thảo dược này có thể gây hại cho sức khỏe nếu lạm dụng. Tinh dầu có mùi hương dễ chịu, thư giãn, nhưng công nghệ tiếp thị đã làm lu mờ những lợi ích thực sự của chúng và hạ thấp các mặt hạt của chúng. Nếu bạn sử dụng tinh dầu quá thường xuyên, bạn sẽ gặp phải một số rủi ro tiềm ẩn.
Gây ngộ độc
Những năm qua, đã có hàng nghìn vụ ngộ độc tinh dầu xảy ra, một nửa trong số các nạn nhân là trẻ em. Khi ngộ độc tinh dầu, có thể dẫn tới nôn mửa, tổn thương phổi hoặc suy nhược hệ thần kinh trung ương. Loại dầu dẫn tới ngộ độc nhiều nhất là khuynh diệp, một vài giọt có thể gây buồn nôn, đau dạ dày hoặc co giật.
Dù 80% người bị ngộ độc là do tình cờ, nhầm lẫn tinh dầu với thuốc nước như siro ho, vẫn có người sử dụng tinh dầu bằng đường uống do thông tin sai lệch.
Rủi ro cho phụ nữ mang thai
Một số loại tinh dầu chứa chất phụ gia hoặc tạp chất, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn này, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm với mùi và vị. Nếu sử dụng nhiều tinh dầu trong thời gian này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Thậm chí một số loại tinh dầu bôi ngoài da cũng có thể thấm vào nhau thai và gây ảnh hưởng tới em bé. Bởi vậy nên cân nhắc và lựa chọn kỹ khi muốn sử dụng tinh dầu trong giai đoạn này. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sỹ.
Gây ra các vấn đề về da
Các vấn đề về da do tinh dầu gây ra rất đa dạng, từ kích ứng nhẹ đến dị ứng toàn phát, như viêm da. Phản ứng dị ứng dẫn đến nổi mề đay, mẩn ngứa, ngứa và rát. Từ đó, da cũng có thể trở nên khô, đóng vảy và bắt đầu nứt nẻ khiến chúng ta đau đớn và mất tự tin.
Ảnh minh họa
Tốt nhất, bạn không nên bôi tinh dầu trên da bị tổn thương vì nó hấp thụ nhiều dầu hơn và gây khó chịu hơn. Và tuyệt đối không bao giờ sử dụng tinh dầu chưa pha loãng nếu không da của bạn sẽ bị dị ứng ở mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Dùng tinh dầu hợp lý rất tốt, nhưng lạm dụng sẽ gây khó chịu cho cơ thể. Theo các chuyên gia, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả.
Dị ứng
Ngoài các vấn đề về da, phản ứng dị ứng với tinh dầu có thể ảnh hưởng đến mắt và hệ hô hấp. Việc dùng dầu thơm có thể gây hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi. Đa số cơ thể không thể hiện phản ứng hương thơm trong thời gian ngắn, mà chỉ phản ứng khi bị tác động lâu dài, “tích” đủ lượng… thì sẽ gây tổn hại sức khỏe.
Thực tế tinh dầu có thể khiến cho sức khỏe và tinh thần con người được cải thiện. Loại thảo mộc này tốt hay xấu phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng. Tuy vậy, dù tốt thế nào cũng không nên lạm dụng.
Để đảm bảo sức khỏe bản thân, trước khi sử dụng một loại tinh dầu mới, hãy tham khảo kỹ các thành phần rồi kiểm tra phản ứng của cơ thể. Cách làm hữu hiệu nhất là bôi một lượng nhỏ dầu trên cánh tay hoặc chân, kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng với loại tinh dầu này không.
Sử dụng tinh dầu an toàn
1. Xông phòng:
Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu vào thiết bị khuếch tán để lan tỏa hương thơm cho không gian dưới 30m2. Nếu không gian rộng hơn 30m2 hoặc bạn thích hương thơm nồng hơn thì có thể tăng số lượng giọt theo sở thích.
Cách này giúp làm sạch không khí, thư giãn, tốt cho hệ hô hấp, tăng sức đề kháng.
Xem thêm: Cách sử dụng máy khuếch tán
2. Dùng ngâm, tắm:
Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào bồn tắm, ngâm mình thư giãn, giảm mệt mỏi, làm sạch da, lưu thông máu tốt.
3. Dùng xông hơi:
Nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy xông hơi hoặc bát nước nóng để xông, giúp lưu thông máu, giải cảm, làm sạch da và giảm stress. Chỉ nên xông 2 lần/tuần
4. Chăm sóc da:
Pha tinh dầu với dầu nền (như: dầu dừa, dầu jojoba, dầu argan,…) để massage toàn thân giúp dưỡng da, thư giãn, se lỗ chân lông. Với mỗi loại tinh dầu sẽ có tỷ lệ riêng phù hợp để không gây kích ứng gia (nên có tham khảo của chuyên gia trước khi sử dụng).
0 Nhận xét